|

Đứa trẻ và phụ nữ đang vui chơi trong công viên
Đứa trẻ và phụ nữ đang vui chơi trong công viên
Đứa trẻ và phụ nữ đang vui chơi trong công viên

Phân biệt đái tháo đường típ 1 và típ 2

Đối với nhiều người, hai khái niệm đái tháo đường típ 1 và típ 2 vẫn còn có thể gây nhầm lẫn. Dù có tên gọi tương tự, nhưng cả hai đều có những khác biệt đặc trưng về các triệu chứng lâm sàng và phác đồ điều trị.

Dưới đây những điểm khác biệt cơ bản giữa đái tháo đường típ 1 và típ 2 để bạn có thể hiểu rõ hơn và duy trì một cuộc sống khoẻ mạnh. “ Đái tháo đường” là một căn bệnh mạn tính liên quan đến lượng đường trong máu và cách mà cơ thể chúng ta tự kiểm soát đường huyết.

Đái tháo đường típ 1 là gì?

Đái tháo đường típ 1 là tình trạng tuyến tuỵ không sản xuất hoặc sản xuất không đủ insulin. Insulin vốn là một hormone cần thiết để chuyển hoá đường vào trong tế bào, nơi nó được sử dụng để tạo ra năng lượng hoạt động cho cơ thể55.

Insulin không đủ khiến đường không thể đi vào nuôi dưỡng tế bào mà tích tụ trong máu, gây ra tình trạng tăng nồng độ đường huyết có hại cho cơ thể, từ đó dẫn đến các triệu chứng và biến chứng của đái tháo đường. Đái tháo đường típ 1 thường được phát hiện ở độ tuổi trẻ em hoặc thiếu niên, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng xuất hiện ở những lứa tuổi khác.

Đái tháo đường típ 2 là gì?

Đái tháo đường típ 2 là loại đái tháo đường phổ biến nhất55, là tình trạng cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả, dẫn đến sự tăng nồng độ đường trong máu. Những nguyên nhân của đái tháo đường này có lẽ bao gồm lối sống tĩnh tại ít vận động và thừa cân béo phì.

Nhận diện các triệu chứng của đái tháo đường

Đái tháo đường típ 1 và típ 2 không được quản lý tốt có thể gây ra các triệu chứng55 như:

  • Tiểu nhiều
  • Uống nhiều
  • Tăng cảm giác đói
  • Dễ mệt mỏi
  • Thị lực kém
  • Vết thương lâu lành
  • Dễ cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng, sụt giảm cân không chủ ý
  • Tê và nhức ở tay hoặc chân

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường típ 1 và típ 23

Dù không có nguyên nhân cụ thể nào chúng ta có thể tránh để phòng ngừa đái tháo đường hoàn toàn , vẫn có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường:

  1. Gen – Một số mã gen nhất định có thể làm tăng khả năng mắc bệnh, đặt biệt là đái tháo đường típ 1.
  2. Tiền sử sức khỏe gia đình – Nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có thành viên gia đình (cha, mẹ, anh, chị, em) mắc đái tháo đường
  3. Tuổi tác – Đái tháo đường típ 1 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến hơn với trẻ em và thiếu niên. Ngược lại, đái tháo đường típ 2 thường xảy ra ở người lớn.
  4. Thừa cân – Những người có nhiều mỡ bụng , thừa cân, và ít vận động có nguy cơ cao mắc đái tháo đường típ 2.
  5. Tiền đái tháo đường – Tiền đái tháo đường là khi bạn có mức đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để được chẩn đoán là đái tháo đường típ 2. Đây cũng là một yếu tố nguy cơ cao.

Dù không có phương pháp điều trị dứt điểm cho cả đái tháo đường típ 1 và típ 2, nhưng việc theo dõi đường huyết liên tục là cách hiệu quả để quản lý bệnh. Các thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM), với cảm biến nhỏ gọn đeo trên cánh tay, có thể cung cấp dữ liệu đường huyết 24/7, giúp người bệnh theo dõi mức đường huyết thường xuyên, biết được khuynh hướng đường huyết của mình.

Chủ đề được yêu thích

Tài liệu tham khảo: 3. American Diabetes Association. Diabetes Care. 2020;43(1):S77–S88. 55. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. Type 2 Diabetes. Accessed 3 July 2023. Tham khảo thêm tại : https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes/type-2-diabetes

Tuyên bố miễn trừ - Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Không có dữ liệu bệnh nhân thực tế. Bất kỳ người nào được mô tả trong ảnh đều là người mẫu.