|

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết xảy ra khi nồng độ đường trong máu giảm xuống quá thấp, thường là dưới 70mg/dL ( milligram trên decilit)29

Đường là nguồn năng lượng chính cho cơ thể và não bộ, vậy nên nồng độ đường thấp sẽ khiến bạn không thể tham gia hoạt động bình thường. Hiện tượng này được gọi là hạ đường huyết hay tụt đường huyết, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như choáng ngất hoặc co giật.29,30

Nguyên nhân hạ đường huyết

Có rất nhiều yếu tố gây ra hạ đường huyết, bao gồm29

  • Giờ ăn bị thay đổi
  • Không ăn đủ tinh bột
  • Dùng sai liều insulin hoặc các thuốc điều trị đái tháo đường khác
  • Không ăn nhẹ hoặc không thay đổi liều thuốc điều trị khi tập thể dục
  • Dùng thức uống có cồn

Triệu chứng hạ đường huyết29,30

  • Tim đập nhanh
  • Run tay
  • Toát mồ hôi
  • Thay đổi hành vi
  • Bồn chồn, lo lắng
  • Buồn nôn
  • Rối loạn cảm giác
  • Đói cồn cào
  • Nhức đầu
  • Khó tập trung
  • Cảm giác kim chích hoặc tê bì ở môi, lưỡi và má
  • Tăng huyết áp

Hạ đường huyết ban đêm

Hạ đường huyết ban đêm có thể xảy ra khi bạn đang ngủ. Các nghiên cứu cho thấy một nửa các cơn hạ đường huyết (và hơn một nửa các cơn hạ đường huyết nghiêm trọng) thường xảy ra trong giấc ngủ.42

Dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết ban đêm

Dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết ban đêm bao gồm: ướt tấm trải giường hoặc quần áo do toát mồ hôi, gặp ác mộng, mệt mỏi, bồn chồn hoặc hoang mang khi tỉnh giấc.29

Hạ đường huyết cũng có thể không có triệu chứng rõ ràng, do đó việc theo dõi đường huyết là rất quan trọng.29

Hạ đường huyết có dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng hay không?

Hạ đường huyết nặng có thể gây choáng ngất, co giật, bất tỉnh hoặc tử vong.30

Hạ đường huyết cũng để lại các hậu quả lâu dài nếu liên tục xảy ra, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tâm thần, chức năng nhận thức (suy nghĩ) và tăng nguy cơ tử vong. Theo thời gian, bạn cũng có thể khó nhận biết được tình trạng hạ đường huyết của mình.32

Hạ đường huyết không triệu chứng

Khi hạ đường huyết xảy ra quá thường xuyên, bạn sẽ mất khả năng nhận biết được tình trạng hạ đường của mình. Điều này làm tăng nguy cơ hạ đường huyết lên đến 17 lần. Do đó cần phải tránh việc trở nên ít nhạy cảm với các cơn hạ đường, đặc biệt là khi bạn đang mắc đái tháo đường.*3

FreeStyle Libre giúp bạn phòng tránh hạ đường huyết như thế nào?

FreeStyle Libre có thể giúp xác định các cơn hạ đường huyết ban đêm hoặc hạ đường huyết không triệu chứng, bạn sẽ không phải phải thức dậy để trích máu ngón tay để kiểm tra33

FreeStyle Libre theo dõi đường huyết liên tục 24/7. Thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGMs) là dụng cụ duy nhất có thể phát hiện hạ đường huyết tại mọi thời điểm, cả ngày lẫn đêm, cung cấp đầy đủ thông tin để bạn chủ động phòng tránh hạ đường huyết.

FreeStyle Libre cung cấp thông tin:

Biểu đồ biến thiên đường huyết

Sự thay đổi đường huyết trong suốt 24 giờ, ngay cả khi bạn đang ngủ trong đêm

Biểu đồ các cơn hạ đường huyết

Số lần đường huyết thấp xảy ra trong 7/14/30/90 ngày gần đây

 
 

Phòng tránh các cơn hạ đường huyết về đêm

Khi bạn hiểu rõ hơn về các cơn hạ đường huyết về đêm, bạn có thể chủ động phòng tránh như sau:42

  • Kiểm tra đường huyết trước khi đi ngủ
  • Không bỏ bữa tối
  • Lên kế hoạch tập luyện phù hợp
  • Chú ý đến lượng cồn bạn uống
  • Tạo một chế độ ăn hợp lý để giảm nguy cơ hạ đường huyết ban đêm

Phòng tránh hạ đường huyết ban ngày

Khi bạn quét cảm biến, FreeStyle Libre sẽ cho biết đường huyết của bạn đang tăng hay giảm, và tốc độ thay đổi xảy ra nhanh chóng như thế nào. Điều này giúp bạn có đủ thông tin để chủ động phòng tránh hạ đường huyết.

FreeStyle Libre chủ động đo đường huyết liên tục mỗi 60 giây29

Đầu đọc FreeStyle Libre thể hiện sự thay đổi đường huyết trong 24 giờ

người dùng đồng ý họ hiểu biết hơn về xu hướng đường huyết của mình sau 1 năm sử dụng FreeStyle Libre.13

FreeStyle Libre giảm tổng số cơn hạ đường huyết

FreeStyle Libre giảm tổng số cơn hạ đường huyết:

Bệnh nhân đái tháo đường típ1†34

Bệnh nhân đái tháo đường típ2^17

FreeStyle Libre reduces nocturnal hypoglycemia:

Bệnh nhân đái tháo đường típ1#6

Bệnh nhân đái tháo đường típ2‡17

*Ước tính khoảng 25-40% bệnh nhân đái tháo đường típ1 và 6-17% bệnh nhân đái tháo đường típ2 đang sử dụng insulin có hạ đường huyết không nhận thức.33
-43 phút mỗi ngày (95% CI, 20 to 65).34
^-28 phút mỗi ngày (±8 minutes).17
#-28 phút mỗi đêm (p<0.0001).6
-17 phút mỗi đêm (p<0.0001).17

Tài liệu tham khảo: 3. American Diabetes Association. Diabetes Care. 2020;43(1):S77–S88. 6. Bolinder J, et al. Lancet. 2016;388(10057):2254–2263. 13. Fokkert M, et al. BMJ Open Diabetes Res Care. 2019;7(1):e000809. 17. Haak T, et al. Diabetes Ther. 2017;8(1):55–73. 20. Workgroup on Hypoglycemia, American Diabetes Association. Diabetes Care. 2005;28(5):1245–9. 29. Mayo Clinic. Diabetic hypoglycemia. 30. Workgroup on Hypoglycemia, American Diabetes Association. Diabetes Care. 2005;28(5):1245–9. 32. Amiel SA. Diabetologia. 2021;64(5):963–970. 33. Lin YK, et al. J Diabetes Investig. 2020;11(6):1388–1402. 34. Leelarathna L, et al. N Engl J Med. 2022;387(16):1477–1487. 42. Very Well Health. Understanding Nocturnal Hypoglycemia.

Tuyên bố miễn trừ -1. Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Không có dữ liệu bệnh nhân thực tế. Bất kỳ người nào được mô tả trong ảnh đều là người mẫu. Trẻ em không được sử dụng nếu không có sự theo dõi chặt chẽ. 2. Thông tin đề cập trong tài liệu này được sử dụng như gợi ý thông tin cho bệnh nhân, không được cân nhắc thay thế cho lời khuyên của bác sĩ hoặc khuyến cáo từ Abbott. Xin vui lòng liên hệ bác sĩ của bạn để biết thêm chi tiết.