|

Người phụ nữ làm vườn có đeo cảm biến FreeStyle Libre
Người phụ nữ làm vườn có đeo cảm biến FreeStyle Libre
Người phụ nữ làm vườn có đeo cảm biến FreeStyle Libre

Theo dõi và quản lý đái tháo đường típ 1 và típ 2

Bệnh đái tháo đường có 2 loại chính: típ 1 và típ 2. Hai loại đều ảnh hưởng đến phương cách mà cơ thể điều hòa đường huyết . Tế bào cần đường glucose để tạo năng lượng hoạt động, và insulin là hormone giúp đường đi vào trong tế bào. Đái tháo đường típ 1 là tình trạng cơ thể không sản xuất insulin, trong khi đái tháo đường típ 2 là do cơ thể không đáp ứng với insulin và sau đó là không sản xuất đủ insulin.

Nếu không được kiểm soát tốt bằng chế độ ăn uống, tập luyện thể thao và theo dõi đường huyết, đái tháo đường típ 1 và típ 2 có thể gây ra tình trạng đường huyết cao mạn tính, có thể dẫn đến các triệu chứng như tiểu nhiều, khát nước nhiều, đói nhiều, mệt mỏi, và lâu lành vết thương. Người mắc đái tháo đường có thể cảm thấy cáu kỉnh, dễ thay đổi tâm trạng và sụt cân không chủ ý.

Để quản lý đái tháo đường típ 1 và típ 2 hiệu quả thì theo dõi đường huyết đóng vai trò quan trọng. Bạn có thể kiểm tra lượng đường trong máu tại nhà bằng que thử đường huyết truyền thống hoặc thiết bị theo dõi đường huyết liên tục, như FreeStyle Libre. Theo dõi đường huyết xác định xem mức đường huyết cao hay thấp, tác dụng của thuốc điều trị và giúp bạn hiểu các yếu tố khác như bệnh tật hoặc căng thẳng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào.

Tần suất và thời điểm cần kiểm tra đường huyết trong ngày phụ thuộc vào loại đái tháo đường, loại thuốc đang dùng và nguy cơ hạ đường huyết của bạn.

Với đái tháo đường típ 1, bạn nên kiểm tra đường huyết ít nhất mỗi 4 giờ. Trong trường hợp bạn đang tập thể dục hoặc tham gia bất kỳ hoạt động nào gây ảnh hưởng huyết áp thì phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn. Nếu bạn đang du lịch hoặc lái xe, nên sử dụng máy đo đường huyết mỗi 2 giờ.

Bạn cần theo dõi đường huyết thường xuyên, đặc biệt trước khi cho con bú và kiểm tra mỗi giờ nếu bạn đang trong cơn hạ đường huyết. Hằng ngày nên kiểm tra đường huyết trước các bữa ăn chính và bữa phụ , trước và sau khi tập thể dục, cũng như trước khi đi ngủ. Khi bạn bệnh, cần sử dụng thêm thuốc, hoặc có sự thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày, bạn càng cần kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn.

Nếu bạn mắc đái tháo đường típ 2 và có dùng insulin, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đo đường huyết nhiều lần trong ngày. Nên kiểm tra trước khi ăn, sau bữa ăn từ 1-2 giờ, trước khi đi ngủ và có thể kiểm tra vào giữa đêm/sáng sớm nếu cần thiết. Kiểm tra đường huyết vào lúc 2 giờ sáng có thể bất tiện, nhưng cần thiết để theo dõi tình trạng hạ đường huyết, vì sẽ có trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết lúc giữa đêm mà không được ghi nhận.

Kiểm tra đường huyết trong và sau khi tập thể dục, trước khi lái xe, sau khi uống rượu, khi ốm đau hoặc bất cứ lúc nào mà mức đường huyết có thể cao. Nếu bạn phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày, việc kiểm tra đường huyết là rất quan trọng.

Bộ theo dõi đường huyết liên tục giúp theo dõi đường huyết hàng ngày trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể kiểm tra nồng độ đường nhiều lần trong ngày khi ăn, tập thể dục, ngủ và thậm chí là khi tắm hoặc bơi lội. Chỉ cần dùng đầu đọc quét qua cảm biến, không gây đau17, giúp bạn theo dõi đường huyết mà không cần trích máu ngón tay††, đồng thời cung cấp một bức tranh tổng thể về đường huyết của bạn.

Để biết thêm thông tin về theo dõi đường huyết và thiết bị theo dõi đường huyết liên tục, hãy tham khảo các bài viết khác trên blog và trang web của chúng tôi.

Chủ đề được yêu thích

Tài liệu tham khảo : 17. Haak T, et al. Diabetes Ther. 2017;8(1):55-73.

†† Cần phải trích ngón tay nếu chỉ số đường mô kẽ và các cảnh báo không khớp với triệu chứng hoặc dự đoán.

Tuyên bố miễn trừ - Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Không có dữ liệu bệnh nhân thực tế. Bất kỳ người nào được mô tả trong ảnh đều là người mẫu