|

Người phụ nữ mang thai
Người phụ nữ mang thai
Người phụ nữ mang thai

Trong thời kỳ mang thai, khi nào cần kiểm tra đái tháo đường? 

Thế nào là đái tháo đường thai kỳ?

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng nồng độ đường trong máu của mẹ bầu tăng cao trong thời kỳ mang thai50. Mặc dù thông thường bệnh sẽ thuyên giảm hoặc biến mất sau sinh51, đái tháo đường thai kỳ vẫn là một vấn đề quan trọng mà tất cả các bà mẹ mang thai cần hết sức lưu ý.

Mặc dù bệnh thường xảy ra hơn trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, nhưng phụ nữ có thể mắc đái tháo đường thai kỳ bất kỳ lúc nào trong suốt thời kỳ mang thai. Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ có thể do cơ thể không sản xuất đủ insulin, dẫn đến nồng độ đường trong máu cao hơn mức sinh lý trung bình. Đái tháo đường thai kỳ có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho cả mẹ và bé, nên việc chủ động chẩn đoán sớm và quản lý hiệu quả có thể giảm đáng kể rủi ro nguy cơ và nỗi lo lắng thường trực

Bài viết này sẽ cho bạn biết về nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ trong thời kỳ mang thai, một số triệu chứng đái tháo đường thai kỳ phổ biến và thời điểm bạn nên cân nhắc chủ động thăm khám sàng lọc sớm để phòng ngừa bệnh.

Đái tháo đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn như thế nào?

Đái tháo đường thai kỳ trong thời kỳ mang thai dẫn đến nhiều nguy cơ rủi ro cho cả mẹ và bé. Một số vấn đề tiềm ẩn mà các bà mẹ có thể gặp phải bao gồm:

  1. Sinh non52 – Sinh non là khi trẻ được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Điều này có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và con.
  2. Thai to52 – Việc em bé của bạn phát triển quá mức có thể dẫn đến các khó khăn khi sinh nở.

Các triệu chứng phổ biến của đái tháo đường thai kỳ là gì?53

Một số triệu chứng phổ biến của đái tháo đường thai kỳ trong thời kỳ mang thai bao gồm:

  1. Thường xuyên khát nuớc.
  2. Tiểu nhiều.
  3. Khô miệng.
  4. Mệt mỏi, uể oải và suy nhược.

Các triệu chứng này có thể do đái tháo đường thai kỳ gây ra nhưng cũng có thể là các triệu chứng chung thường gặp trong thời kỳ mang thai. Cách phân biệt chính xác duy nhất là xét nghiệm nồng độ đường trong máu và thăm khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Điều này không chỉ giúp bạn yên tâm về việc mình có đang mắc đái tháo đường thai kỳ hay không, mà trong trường hợp mắc bệnh, việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm cũng giúp bạn tránh được các nguy cơ và biến chứng gây ra do nồng độ đường huyết cao. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên trong thời kỳ mang thai, hãy ngay lập tức đi khám để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu nhé.

Bạn vừa tìm hiểu được những kiến thức cơ bản về đái tháo đường thai kỳ, hãy xét nghiệm thường xuyên để đảm bảo duy trì mức đường huyết ổn định và có một cuộc sống khoẻ mạnh.

Với các thông tin nêu trên, hãy cân nhắc thực hiện kiểm tra đường huyết càng sớm càng tốt. Ngoài việc kiểm tra tại các trung tâm y tế chuyên nghiệp, bạn cũng có thể tự kiểm tra bằng các thiết bị theo dõi đường huyết cá nhân.

Chủ đề được yêu thích

Tài liệu tham khảo: 50. Everyday Health. What Is Gestational Diabetes? Symptoms, Causes, Diagnosis, Treatment, and Prevention. Accessed 3 July 2023. Tham khảo tại: https://www.everydayhealth.com/gestational-diabetes/guide/. 51. Centers for Disease Control and Prevention. Gestational Diabetes and Pregnancy. Accessed 3 July 2023. Tham khảo tại: https://www.cdc.gov/pregnancy/diabetes-gestational.html. 52. Tommy’s. What are the risks of gestational diabetes? Accessed 3 July 2023. Tham khảo tại : https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-complications/gestational-diabetes/what-are-risks-gestational-diabetes. 53. WebMD. Gestational Diabetes. Accessed 3 July 2023. Available at: https://www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes.

Tuyên bố miễn trừ - Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Không có dữ liệu bệnh nhân thực tế. Bất kỳ người nào được mô tả trong ảnh đều là người mẫu. 

Thông tin được đề cập trong tài liệu này chỉ mang tính chất gợi ý cho việc giáo dục bệnh nhân và không được xem là thay thế cho lời khuyên của bác sĩ hoặc các khuyến nghị từ Abbott. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.