|

Trích máu ngón tay để kiểm tra đường huyết mao mạch
Trích máu ngón tay để kiểm tra đường huyết mao mạch
Trích máu ngón tay để kiểm tra đường huyết mao mạch

Theo dõi đường huyết mao mạch so với theo dõi đường huyết liên tục

Theo dõi đường huyết thường xuyên là phương pháp chính giúp những người mắc đái tháo đường kiểm soát tình trạng của mình. Xây dựng thói quen kiểm tra nồng độ đường bằng các thiết bị theo dõi đường huyết giúp bạn biết khi nào mức đường huyết đang quá cao hoặc quá thấp, vì cả hai trạng thái này đều có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.

Hiểu rõ nồng độ đường huyết của bản thân là cơ sở để bạn quyết định loại thực phẩm và lượng tiêu thụ, biết cường độ tập thể dục phù hợp và liệu có cần dùng thuốc hoặc thăm khám bác sĩ không.13

Làm cách nào để đo nồng độ đường huyết của bạn?

Phương pháp phổ biến nhất để đo đường huyết là sử dụng thiết bị theo dõi đường huyết mao mạch (blood glucose monitoring – BGM). Thiết bị gồm một kim trích máu đâm nhẹ vào da để lấy mẫu máu từ đầu ngón tay. Sau đó, thiết bị sẽ phân tích mẫu máu này và cho biết nồng độ đường huyết hiện tại.

Mặc dù các thiết bị kiểm tra đường huyết này khá nhỏ gọn và dễ sử dụng17, việc trích máu ngón tay nhiều lần mỗi ngày, trong nhiều năm sẽ khiến bạn đau và mệt mỏi. Hơn nữa, máy đo đường huyết mao mạch chỉ cung cấp thông tin về mức đường huyết của bạn tại thời điểm trích máu. Bạn có thể biết đường huyết hiện tại đang thấp, nhưng không thể biết đường huyết sẽ thay đổi như thế nào một giờ sau đó.

Nếu muốn biết nồng độ đường huyết sau một giờ nữa như thế nào, bạn phải trích màu và kiểm tra lại.

Trong những ngày với lịch trình dày đặc các cuộc họp, hay khi đang tham dự tiệc, hoặc đang tận hưởng kì nghỉ của mình, thì thật sự rất bất tiện nếu bạn vẫn phải luôn mang theo máy đo đường huyết, trích máu và kiểm tra để có thể theo dõi đường huyết.

Thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM)

Các thiết bị theo dõi đường huyết liên tục CGM đang ngày càng phổ biến. Khác với theo dõi đường huyết mao mạch (BGM), theo dõi đường huyết liên tục (CGM) không cần trích máu ngón tay††. Thay vì đo đường huyết trong máu, CGM đo nồng độ đường trong dịch mô kẽ giữa các tế bào.

Bộ theo dõi đường huyết liên tục bao gồm cảm biến và đầu đọc. Không cần trích máu ngón tay, với thiết bị CGM như FreeStyle Libre của Abbott, bạn chỉ cần gắn một cảm biến lên cánh tay và quét cảm biến trong một giây, không gây đau17. Thiết bị sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nồng độ đường huyết hiện tại, lịch sử đường huyết trong 8 giờ gần nhất và xu hướng đường huyết sắp tới. Dữ liệu được lưu trữ trong đầu đọc suốt 90 ngày. Với CGM, bạn luôn biết được nồng độ đường huyết đang ở mức nào và sẽ thay đổi như thế nào.

Biết được nồng độ đường huyết đang tăng hay giảm nhanh có thể giúp bạn hạn chế việc dùng thuốc, mệt mỏi hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe. Theo dõi đường huyết liên tục (CGM) có thể dự đoán các cơn hạ đường huyết từ 20-30 phút trước khi diễn ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết kiểu hình và xu hướng đường huyết của mình, ví dụ, thời gian trong ngày mà bạn thường tăng hay hạ đường huyết, từ đó có thể dễ dàng chuẩn bị và xử lý hiệu quả.

Thiết bị theo dõi đường huyết liên tục CGM rất dễ sử dụng.

Chỉ cần đeo cảm biến là bạn có thể thoải mái tập thể dục, tắm hoặc bơi lội trong khi thiết bị này nằm dưới áo, và bạn không còn cần lo lắng đến việc trích máu ngón tay. Quét cảm biến bằng đầu đọc để kiểm tra đường huyết mọi lúc mọi nơi, tương tự như kiểm tra thông báo trên điện thoại di động.

Điều này đặc biệt hữu ích cho trẻ em hoặc những người mắc chứng sợ kim, sợ máu. Ví dụ, trẻ mắc đái tháo đường có thể gắn cảm biến và đọc kết quả đường huyết bất cứ lúc nào, mà không cần lo ngại trích máu nhiều lần trong ngày sẽ khiến trẻ đau. Bạn cũng sẽ dễ dàng quản lý chế độ ăn uống của con khi biết được xu hướng đường huyết của chúng.

Để biết thêm thông tin về các thiết bị theo dõi đường huyết, hãy xem các bài viết trên trang web và blog của chúng tôi

Chủ đề được yêu thích

Thuật ngữ viết tắt : BGM: theo dõi đường huyết; CGM: theo dõi đường huyết liên tục.

Tài liệu tham khảo: 12. Evans M, et al. Diabetes Ther. 2022; 13 (6):1175–1185. 17. Haak T, et al. Diabetes Ther. 2017;8(1):55-73.

††Cần phải trích ngón tay nếu chỉ số đường mô kẽ và các cảnh báo không khớp với triệu chứng hoặc dự đoán.

Tuyên bố miễn trừ - Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Không có dữ liệu bệnh nhân thực tế. Bất kỳ người nào được mô tả trong ảnh đều là người mẫu.